Khi tài khoản bốc hơi

Mới mua chưa cầm nóng tay, thì thị giá cổ phiếu đã lao dốc, tài khoản càng bốc hơi.

DNSE Blog

Trong giai đoạn downtrend vừa rồi, khá nhiều nhà đầu tư thua lỗ khi nắm trong tay các hàng “nóng” như NBB, CII, FLC.

Vậy mà bạn thân tôi - đứa trung thành với doanh nghiệp xịn, làm ăn xịn, tăng trưởng xịn, lãnh đạo xịn mà vẫn lỗ xịn không khác gì hàng nóng.

Cổ phiếu mà tôi đang nhắc đến chính là OCB. Và tôi chắc chắn rằng, khi xuống tiền để mua cổ phiếu, bạn tôi đã tìm hiểu rất kỹ về nó.

Bạn bảo đó là một ngân hàng nhỏ, tuy nhiên hoạt động khá hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh rõ nét trong ngành.

Bạn đã xuống tiền mua lần đầu 10.000 cổ phiếu OCB với mức giá 23, và 10.000 cổ tiếp theo với mức giá 23,7.

Tuy nhiên, người tính không bằng VNIndex tính! Cú trượt dài không kịp trở tay, bạn tôi bắt đáy mà không biết rằng đang bắt dao rơi...

Đã có lúc OCB đạt mức giá 30, nhưng bạn không chốt lời và tiếp tục chờ để đạt được đỉnh mới, thì lúc đó thị trường chuyển mình, bắt đầu lao dốc.

Cứ nghĩ sẽ như các giai đoạn trước, tụt xuống nhanh thì hồi phục nhanh, cứ lao xuống tầm hai tuần thì lại chạy vượt đỉnh.

Tuy nhiên, người tính không bằng VNIndex tính! Cú trượt dài không kịp trở tay, bạn tôi bắt đáy OCB mà không biết rằng đang bắt dao rơi, đứt tay không cách nào trở kịp.

Khi thị giá OCB quay trở về thấp hơn giá mua lúc đầu, bạn tiếp tục mua thêm 5.000 cổ để lướt sóng.

Mới mua chưa nóng tay, chưa kịp để nó nhích lên xíu để bấm phím bán hàng thì thị giá OCB càng lao dốc, tài khoản càng bốc hơi.

Bạn bảo: "May đấy là tiền vay của người thân, chứ sử dụng tiền vay nóng hoặc chơi margin mà không điều tiết được cảm xúc chắc tao đứt tay thật rồi."

Hiện tại OCB đang xoay quanh mức giá 17; tài khoản bốc hơi gần 30% so với giá mua ban đầu, và gần 50% lúc đạt đỉnh.

Thật kinh khủng! Bạn than thở, số tiền mua OCB lúc bắt đáy là tiền đi vay. Dù không phải quá lớn và bạn vẫn trả được, nhưng đó hẳn là bài học đắt giá cho bản thân bạn.

Khi thị trường điều chỉnh thì giá cổ phiếu nào cũng giảm mà thôi. Bởi vậy nếu chưa thật giỏi, chưa thật đủ nhanh nhạy để nắm bắt được nhịp đập của thị trường, hãy khoan vội đi vay để xuống tiền mua cổ phiếu.

Chỉ sử dụng số tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư mà thôi. Không được để lòng tham chi phối.

Khi thị trường điều chỉnh thì giá cổ phiếu nào cũng đều sụt giảm. Bởi vậy, nếu chưa thật giỏi, chưa thật đủ nhanh nhạy để nắm bắt được nhịp đập của thị trường, hãy khoan vội chạy vạy vay mượn để xuống tiền mua cổ phiếu.

Bạn bảo: "May đấy là tiền vay của người thân, chứ sử dụng tiền vay nóng hoặc chơi margin mà không điều tiết được cảm xúc chắc tao đứt tay thật rồi."

Bạn cũng cười chua chát: "Dù sao tao đã tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, tao tin là sau này OCB cũng về đúng với giá trị của nó. Chứ dính vào mấy con hàng như FLC hay ROS chắc chả trông mong gì thật mày ạ."

Đấy là trải nghiệm của bạn thân tôi, cũng là lời cảnh tỉnh cho nhiều nhà F0 mới tham gia vào thị trường.

Còn các bạn thì sao? Hãy chia sẻ những rủi ro để mình cùng tránh nhé.

Ngọc Trà

* Bài viết được tác giả gửi đến cho chuyên mục: “TÂM SỰ CHỨNG KHOÁN”


Chủ đề: Khoản lỗ mà bạn nhớ nhất/day dứt nhất trong giai đoạn downtrend vừa qua là gì?
✍️ Độ dài: 500-2000 từ
🔥 Gửi tâm sự ở đây bạn nhé: https://bit.ly/TamSuDauTu
💰 Mỗi bài viết được đăng tại https://blog.dnse.com.vn/ sẽ nhận được tiền nhuận bút cực xịn cũng như những phần quà bất ngờ đến từ DNSE!
Còn chần chừ gì nữa mà không tham gia ngay nào các bạn!

Chứng khoánNhà đầu tư mới