Loss Aversion: Ác cảm về sự mất mát của nhà đầu tư

Nỗi đau mất mát về mặt tâm lý mạnh gấp đôi so với niềm vui đạt được. Sự mất mát do tiền bạc hoặc bất kỳ đồ vật có giá trị nào khác gây ra có thể còn tồi tệ hơn việc kiếm được thứ tương tự.

Nguyễn Hữu Sơn
Nguyễn Hữu Sơn

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn về một hiện tượng trong kinh tế học hành vi. Đó là ác cảm hay sự chán ghét mất mát - một thuật ngữ có tên tiếng Anh là Loss Aversion.

Loss Aversion là gì?

Sự chán ghét mất mát là một thành kiến ​​về nhận thức, mô tả lý do tại sao, đối với cá nhân, nỗi đau mất mát về mặt tâm lý mạnh gấp đôi so với niềm vui đạt được.

Sự mất mát do tiền bạc hoặc bất kỳ đồ vật có giá trị nào khác gây ra có thể còn tồi tệ hơn việc kiếm được thứ tương tự.

Một ví dụ minh hoạ đó là cảm giác khi bạn vượt qua một thử thách so với việc khi bạn thất bại trước thử thách đó

Tại sao chúng ta cần để ý đến nó?

Trong cuộc sống bạn sẽ có rất nhiều thứ rất quan trọng cần quyết định. Ví dụ như tối nay ăn gì, mua mã cổ phiếu nào, dẫn bạn gái đi chơi ở đâu, có nên làm việc X việc Y hay không.

Và những điều này đòi hỏi bạn phải gánh chịu tổn thất sau khi quyết định.

Sự chán ghét mất mát có thể ngăn cản mọi người đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân để tránh thất bại hoặc rủi ro.

Mặc dù loss aversion rất hữu ích trong nhiều tình huống, nhưng nó có thể ngăn nhiều người đưa ra những lựa chọn hợp lý.

Bạn có một kế hoạch giao dịch cổ phiếu rất tốt, được chứng minh hiệu quả nhưng vì sợ rủi ro, sợ thất bại khiến bạn không dám thực hiện giao dịch đó.

Giải quyết nó như thế nào?

Để vượt qua và giải quyết nỗi sợ gặp rủi ro, bạn cần tự hỏi bản thân rằng kết quả tồi tệ nhất sẽ là gì nếu hành động của một quyết định được thực hiện.

Điều này giúp các bạn xem xét sự mất mát và cảm giác mất mát liên quan liệu điều đó có đáng để đưa ra quyết định hay không.

Cuối cùng thì nó cũng là tâm thế mà chúng ta đối mặt với vấn đề. Nếu bạn không coi nó là tổn thất thì nó sẽ không phải là tổn thất. Bạn nên tiếp cận vấn đề theo cách cố gắng để bớt sai thay vì cố gắng đúng.

Đây là một một vài chia sẻ của mình về Loss Aversion, cảm ơn bạn đã đọc. Nhớ theo dõi những bài viết tiếp theo của mình nhé.



LifestyleChứng khoán

Nguyễn Hữu Sơn

Tôi không biết trước tương lai và không biết sau khi tỉnh giấc điều gì sẽ đến. Nhưng tôi biết khi các bạn đọc những dòng này chúng ta đã là quá khứ của nhau. Hi vọng nó là một quá khứ tốt đẹp 😉